Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái

Covid-19 – “loại …dịch” giờ đây hình như quá quen thuộc với mọi người. Dù đã quen gọi, nhưng cái tác hại về sự lây lan của nó không thể lường được. Thực vậy, từ lúc “nó… chui ra” – được biết từ Vũ Hán – cho đến bây giờ thì con số người mắc bệnh và số người tử vong trên toàn thế giới là quá khủng khiếp. Suốt cả năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 mọi người đều sững sờ vì không nghĩ “nó” ghê gớm và tàn độc như thế: sự lây lan với “tốc độ” chóng mặt, từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, … lan trong cả thế giới theo “cấp số nhân mà công bội là n” và từ đó hầu như tất cả các ngành nghề: du lịch, dịch vụ, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, các nơi vui chơi giải trí, những công ty kinh doanh sản xuất, trường học, chợ búa, .… ở mỗi quốc gia đều bị ảnh hưởng rất nặng nề… Trong tình cảnh như thế người ta mới “có thì giờ” nghĩ đến mà chạnh lòng, cảm thông và chia sẻ những khó khăn thách thức đối với những “chiến sĩ áo trắng”, những con người ngày đêm tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, những người ở tuyến đầu đánh chặn. Những “chiến sĩ áo trắng” âm thầm chịu đựng và chu toàn trách nhiệm thiêng liêng của mình. Cảm thông vai trò và nhiệm vụ của họ và rồi như được …“trợ duyên”, tôi được đọc cuốn nhật ký y tá thời Covid-19 của một chiến sĩ áo trắng mang tên Iris Lê. Tác giả viết tập truyện “Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái” (nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ – 2020) gồm 197 trang trong đó có 14 chương mà chương nào khi đọc qua cũng thấy …. thương cho chính nhân vật trong hoàn cảnh thực tế ấy. Là một “fan” bóng đá, tôi thường nghe các bình luận viên tường thuật những trận bóng “căng thẳng” giữa hai đội ngang tài ngang sức dùng từ “vỡ trận”; có nghĩa một trong hai đội bất ngờ để “lọt lưới”, rồi sau đó “xuống … tinh thần” và tiếp tục bị lọt lưới… Ở đây trong chương 1, chương đầu tiên, tác giả dùng ngay thuật ngữ vỡ trận để nói lên tình huống mình đang sống trong hạnh phúc, an bình với công việc chăm sóc bệnh nhân thường ngày ở bệnh viện cũng như cuộc sống gia đình thì …bỗng …  Rồi những chương tiếp theo, sau khi vỡ trận, như một đội bóng gồm những cầu thủ “mới vừa lên hạng”: đá thiếu tập trung … sau đó đội bóng được sự chỉ đạo, được chấn chỉnh và tập trung hơn nên từng cầu thủ “biết phải làm gì” sau cơn khủng hoảng và dần dần lấy lại sự cân bằng thế trận, thế chủ động; vì “bị vấp ngã mình phải tự biết đứng lên” thì sẽ lấy lại, sẽ phục hồi được sự cân bằng hiện hữu; ở đây, Mia đã nhận ra được chính mình đang có một sứ mệnh thiêng liêng là phải tồn tại và như vậy cô mới có cơ hội để làm được nhiều điều có ý nghĩa hơn; đó là việc giúp cho nhiều người khác giữ được sự sống của họ, trong khi cô phải sống xa mẹ già và đứa con gái Anna còn nhỏ dại…

Giờ đây khi viết những dòng chữ nầy và nhìn ra bên ngoài, nhìn ra thế giới, thôi … thì một cảnh ảm đạm, đau thương tột cùng do nhiểm bệnh, do chết chóc và do lo sợ vì luôn ở tình trạng “báo động bị lây nhiễm;…”, chính mỗi người đều phải cảnh giác, tự cách ly mình với … mọi người: Covid-19 đang “chu du và hoành hành” mọi nơi mà nó đến, rồi âm thầm… quay lại như luyến tiếc, nơi nó từng đến . Sự quay lại của nó càng dữ tợn hơn, ghê gớm hơn, càng khủng khiếp hơn như một trận đại hồng thuỷ… nó lan ra từ quốc gia nầy đến quốc gia khác với tốc độ mà những nhà toán học giỏi cũng chỉ  đoán … mò cho… vui. Có thể nói đây là một sự vỡ trận liên hoàn ở các nước Châu Á mới đây như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Cambodia,,…, đó là không kể dịch Covid ở các nước Mỹ, Brasil, Úc, Pháp, Nga, Anh, Ý, …Ôi ảm đạm!!!

Bi quan quá chăng? Có, nhưng không phải hoàn toàn, cái chính là phải biết tự mình đứng lên, phải cố tìm tia sáng phía trước dù tia sáng ấy chỉ le lói, cũng như (Mia) Iris Lê nhận biết: chỉ trong một thời gian ngắn, cô đã học được rất nhiều bài học về sự mất mát và tìm cách để sinh tồn, để không bị ngã xuống vực thẳm của nỗi đau. Và Iris Lê nhất định không bỏ cuộc và rồi sẽ tiếp tục hy vọng vì cô biết rằng: khi nào mất hết hy vọng thì mới là mất hết tất cả, nên mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Nhất định :Sau cơn mưa trời lại sáng”

Thay lời kết

Tôi đồng cảm nghỉ với nhà báo … nhà thơ Lê Minh Quốc (khi ông viết Tựa cho cuốn sách này):

– Với “có nỗi buồn gieo mầm nhân ái”, tôi linh cảm, Iris Lê sẽ còn đi xa nữa, nếu cô bền bỉ nhận lấy công việc viết lách như khí trời để thở, chứ không vì lý do gì khác. Nếu thế, từ đây, cộng đồng viết văn ở hải ngoại đã có thêm một tác giả mới, xứng đáng được gọi nhà văn.

                                             Tác giả: Nguyễn Văn Thi

Bài viết Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CPHACO.



Bài viết gốc của CPHACO tại: CPHACO https://ift.tt/3v2yZPK

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Hoa Viên Bình Dương mừng Ngày Của Mẹ 2021

Ngày của Mẹ là ngày tôn vinh người mẹ, tình mẹ, vai trò gắn kết của mẹ trong gia đình và ảnh hưởng của người mẹ trong xã hội. Có nhiều “phiên bản” Ngày của Mẹ trên khắp thế giới, với thời gian tổ chức khác nhau.

Ngày của Mẹ phổ biến nhất hiện nay được kỷ niệm vào Chủ nhật thứ hai của tháng 5. Như vậy, Ngày của Mẹ 2021 rơi vào ngày 9/5.

Ở Việt Nam, Ngày của Mẹ được kỷ niệm phổ biến những năm gần đây. Đây là dịp những người con thể hiện sự tri ân và tình yêu thương cho mẹ của mình. Là đất nước có truyền thống trọng đạo Hiếu, trước khi Ngày của mẹ ở phương Tây được du nhập, người Việt tôn vinh mẹ trong ngày Vu lan – rằm tháng 7. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 cũng là dịp mọi người thể hiện tình yêu, sự quan tâm tới mẹ, thể hiện qua những lời chúc, những món quà và những cách chăm sóc khác.

Nên làm gì trong ngày của mẹ?

Bằng tấm lòng của người con, ngoài những câu chúc hay món quà, mỗi người chúng ta đều có thể nghĩ ra cách riêng của mình để thể hiện tình yêu với mẹ trong ngày này. Dưới đây là một số gợi ý về những việc nên làm trong Ngày của Mẹ:

Dọn nhà, cắm hoa: Nhà cửa được lau dọn gọn gàng sạch sẽ, trên bàn có lọ hoa tươi, đây là món quà tuyệt vời thể hiện tình yêu của mình dành cho mẹ.

Đưa mẹ đi chơi: Có thể là dạo phố, lễ chùa, đi ăn nhà hàng, mua sắm, đi xem phim, hay đơn giản là đưa mẹ đến nơi bà thích, hoặc đến thăm một người bạn của mẹ.

Về thăm mẹ: Với mẹ, không có món quà nào quý giá bằng sự hiện diện con cái những người con xa nhà đã lâu, nên nếu có thể hãy thu xếp về thăm mẹ nếu lâu nay bạn ở xa.

Chụp hình kỷ niệm: Mọi người mẹ đều rất coi trọng kỷ niệm với con mình và những bức ảnh giúp lưu giữ chúng. Hãy chụp một số bức ảnh gia đình trong Ngày của Mẹ nhé.

Nhân ngày của mẹ, Hoa Viên Bình Dương đến thăm hỏi Mẹ VNAH để tri ân công lao của các cụ với tổ quốc.

Họp mặt tri ân BMVNAH tại Hoa Viên Bình Dương

Vậy với những ai không còn mẹ thì sao?

Truyền thống đạo hiếu luôn được truyền qua bao đời nay, chúng ta luôn ghi nhớ báo đáp công ơn sinh thành nuôi dưỡng của mẹ cha. Báo đáp không chỉ là khi đấng sinh thành còn sống mà cả khi họ mất đi.

Những người con có thể tỏ lòng hiếu thảo bằng việc viếng thăm nơi yên nghỉ của mẹ cha, gửi những bó hoa tươi thắm nhất.

Tại Hoa Viên Bình Dương, nơi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cảm động về sự hiếu đạo của những người con dành cho mẹ cha. Chọn được đất dưỡng sanh sạch đẹp, khang trang, lòng những người con cũng cảm thấy ấm áp vì đã phần nào báo hiếu với đấng sinh thành.

Nơi đây, hằng năm đều tổ chức các sự kiện, lễ lớn tôn vinh người mẹ cha như lễ Vu Lan, ngày Quốc tế Phụ nữ 08-03, ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 thăm hỏi tặng quà Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng… Được đông đảo những người con hiếu thảo đến tham dự, cùng cầu chúc những điều tốt đẹp nhất dành cho mẹ cha.

Họp mặt giao lưu ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

Tảo mộ nhân ngày của mẹ tại Hoa Viên Bình Dương

Tìm hiểu thêm về các dự án vừa mở bán: 

______________________________________

Liên hệ trực tiếp với Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương

để được tư vấn nhận báo giá chính thức:

 Tư vấn & báo giá: 0869.555.444

Chăm sóc khách hàng: 0918.555.444

Hoặc để lại lời nhắn, Hoa Viên sẽ liên hệ ngay với quý khách: https://cphaco.vn/lien-he/ 

Bài viết Hoa Viên Bình Dương mừng Ngày Của Mẹ 2021 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CPHACO.



Bài viết gốc của CPHACO tại: CPHACO https://ift.tt/2Q3qchd

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

May mắn cho những ai đang còn mẹ

“Một bông hồng cho anh Một bông hồng cho em Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ!” Bài hát “Bông hồng cài áo” gợi cho tôi bao kỷ niệm về mẹ, về người thân yêu nhất trên đời của tôi lúc này. Tôi không nhớ rõ từ lúc nào nhưng khi lớn lên và hiểu được ý nghĩa việc cài đóa hoa hồng lên ngực áo, tôi vẫn mong sao thời gian này thật dài để tôi luôn có mẹ bên mình. Và mơ ước này đã trở thành hiện thực khi hiện nay tôi đã U70 rồi mà tôi vẫn còn được chăm sóc và tâm sự hàng ngày với mẹ. (Mẹ tôi nay đã tròn 90 rồi!).

Mẹ tôi xuất thân là con gái nhà giàu, bên nội, bên ngoại đều có đất vườn, đất ruộng, rẫy cao su… mênh mông; ông ngoại tôi có cả trại cưa, tàu đò chạy từ Bình Dương (chợ Thủ) lên Bến Súc, Dầu Tiếng…Nhưng ông bà hai bên và cả mẹ tôi đều sớm giác ngộ cách mạng nên tư tưởng rất tiến bộ! Bên nội của tôi thì nghèo tiền nghèo bạc nhưng cũng giàu lòng nhân hậu nên vào khoảng năm 1952 (năm Thìn bão lụt) ba tôi đang phụ trách thiếu nhi xã Phú An, mẹ tôi phụ trách phụ nữ xã, sau thời gian tìm hiểu đã xin gia đình hai bên đồng ý tổ chức tuyên bố và đến năm 1954 là tôi được chào đời. Xin được giới thiệu một chút về hoàn cảnh sinh ra và lớn lên của mẹ con tôi là vậy. Về sau này, mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác cũng chịu thương, chịu khó lo cho chồng con nên 5 chị em tôi đều được học hành đàng hoàng, không thua kém ai dù giai đoạn này còn chiến tranh, cuộc sống cũng rất khó khăn…

Sau ngày giải phóng, gia đình tôi trở về quê cũ ở Phú An, ba tôi làm ruộng, mẹ tráng bánh, nấu rượu, nuôi heo… để lo cho chúng tôi được lớn lên và học hành tử tế. Có lẽ chính vì giai đoạn này mà sức khỏe mẹ tôi bị suy kiệt nhiều nên đến tuổi già bà bị thoái hóa khớp gối, suy giãn tĩnh mạch chân, thoát vị đĩa đệm ở sống lưng…và gần 5 năm nay mẹ tôi không đi lại được, muốn di chuyển phải nhờ đến chiếc xe lăn. Thời gian trôi qua nhanh thật, mới ngày nào tôi là nữ sinh trung học, rồi sinh viên đại học, rồi thành giáo viên…Vậy mà nay đã nghỉ hưu đươc hơn chục năm rồi! Có hôm đẩy mẹ tôi đi dạo để có chút nắng sớm, thấy mấy bồn hoa kiểng đẹp, nhờ người đi đường bấm cho tấm ảnh với mẹ. Hỡi ơi! Nhìn ảnh mà buồn! Tóc con giờ lại bạc nhiều hơn tóc mẹ! Không bạc làm sao được, bao nỗi nhọc nhằn của cuộc đời đã in lên khuôn mặt và tóc đã đổi màu nhanh sau gần một năm dốc toàn lực chăm sóc cho chồng nhưng không cãi được số phận và anh đã vĩnh biệt chúng tôi để về một thế giới khác rồi !!! May cho tôi là còn có mẹ! Đúng vậy, những ngày này nếu không có mẹ thì tôi không biết sẽ sống ra sao? Mẹ tôi tuy bị bệnh gần 5 năm, không đi lại được nhưng trí tuệ còn rất minh mẫn. Mẹ thường lo cho tương lai của tôi: “Bây giờ con lo cho má rồi mai mốt con già ai lo cho con?”; hoặc “Má bây giờ đâu còn tiền bạc hay của cải gì nữa để cho con, thôi thì mai mốt má chết đi má phù hộ cho con để con đỡ khổ”…Nghe mẹ nói mà tôi đứt từng đoạn ruột! Đã chứng kiến mấy cuộc bể dâu, đã đau mấy lần đau mà chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu được! Bây giờ chỉ còn mẹ là món quà thiêng liêng nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho tôi.Tôi mong sao mẹ sống với tôi thật lâu và thật lâu nữa để tôi có dịp đền đáp phần nào công lao của mẹ đã nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người. Xin được chia sẻ với những ai còn mẹ: hãy gìn giữ vốn quý này để một mai khi mẹ đã đi xa thì ta không phải ân hận gì nữa! Xin mượn mấy câu thơ sau để thay lời kết: “Ai còn mẹ, xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!”

Tác giả: Thụy Ngoan

Bài viết May mắn cho những ai đang còn mẹ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CPHACO.



Bài viết gốc của CPHACO tại: CPHACO https://ift.tt/3ts9l5i

Bông hồng cài áo

Hằng năm cứ đến mùa Vu Lan, tại các thiền môn, tự viện, các tổ chức Phật giáo đều có lễ “bông hồng cài áo”. Như chúng ta đã biết, không chỉ riêng dân tộc Việt Nam, không chỉ riêng đối với Phật giáo, mà có thể nói tất cả các quốc gia trên thế giới, tất cả các tôn giáo đều lấy chữ hiếu làm đầu: Hiếu đạo vi tiên. Mỗi quốc gia có mỗi phong tục tập quán khác nhau, mỗi tôn giáo có tôn chỉ khác nhau, nên chữ hiếu cũng được thể hiện theo hình thức khác nhau nhưng không ngoài mục đích là để cho con cháu tưởng nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ thập kỉ sau của thế kỷ 20, Phật giáo Việt Nam đã bắt đầu có lễ “Bông hồng cài áo” trong mùa Vu Lan báo hiếu. Cho đến nay đã trở thành truyền thống không thể thiếu, ngày càng phát huy rộng rãi. Tập tục này có nguồn gốc từ phương Tây, phát xuất từ “Ngày của mẹ” (Mother day) và Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa vào Việt Nam qua tác phẩm nổi tiếng “Bông hồng cài áo” của Ngài. Con người có được cuộc sống trên đời, là nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Hạnh phúc cho những ai còn cha, còn mẹ. Một đóa hoa hồng cài lên ngực áo nhằm nhắc nhở bổn phận làm con phải nhớ đến công ơn trời biển của các bậc sinh thành. Hoa hồng biểu trưng cho tình cha huyết mẹ, thân thương nồng thắm, cho sự ràng buộc bằng yêu thương không thể tách rời, như dòng máu đỏ luôn chảy về tim, luân lưu không ngừng nghỉ.

Một bông hồng cài áo hay là những câu thơ về cha mẹ sẽ làm ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan thêm đậm đà.

Bất hạnh cho những ai không còn cha, mẹ. Cha mẹ không còn có mặt trên đời nhưng hình ảnh của bậc sinh thành trong con vẫn luôn là bất biến, lúc nào cha mẹ cũng hiện diện trong con. Đại tang của cha mẹ – con mãi mang theo suốt cuộc đời (chung thân chi tang). Bông hồng màu trắng biểu trưng cho sự thuần khiết, cho lòng tưởng nhớ không nguôi đến đấng sinh thành đã khuất. Hình bóng của cha mẹ dù đã đi xa nhưng trong tâm hồn con luôn thương nhớ ngập tràn. Nhìn thấy đóa hoa trắng cài trước ngực, con như cảm nhận được bóng hình của cha mẹ vẫn đang còn hiển hiện quẩn quanh bên cạnh cuộc đời. Cha mẹ mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng cho ta nên người, công lao to lớn ấy dù cho suốt cả cuộc đời “vai vác cha, lưng cõng mẹ” cũng không thể nào bù đắp lại muôn một. Chữ hiếu phải được thể hiện bằng tinh thần thuần khiết nhất. Dù mẹ cha đang còn tại thế hay đã qua đời thì tinh thần thuần khiết ấy với những người con vẫn không bao giờ thay đổi. Vì vậy, đối với chúng ta thì: “Ngày nào cũng đều là ngày Vu Lan. Mùa nào cũng là mùa báo hiếu”.

Tìm hiểu thêm về các dự án tại Hoa Viên Bình Dương: 

______________________________________

Liên hệ trực tiếp với Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương

để được tư vấn nhận báo giá chính thức:

 Tư vấn & báo giá: 0869.555.444

Chăm sóc khách hàng: 0918.555.444

Hoặc để lại lời nhắn, Hoa Viên sẽ liên hệ ngay với quý khách: https://cphaco.vn/lien-he/ 

Bài viết Bông hồng cài áo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CPHACO.



Bài viết gốc của CPHACO tại: CPHACO https://ift.tt/3toJZp8