Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái

Covid-19 – “loại …dịch” giờ đây hình như quá quen thuộc với mọi người. Dù đã quen gọi, nhưng cái tác hại về sự lây lan của nó không thể lường được. Thực vậy, từ lúc “nó… chui ra” – được biết từ Vũ Hán – cho đến bây giờ thì con số người mắc bệnh và số người tử vong trên toàn thế giới là quá khủng khiếp. Suốt cả năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 mọi người đều sững sờ vì không nghĩ “nó” ghê gớm và tàn độc như thế: sự lây lan với “tốc độ” chóng mặt, từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, … lan trong cả thế giới theo “cấp số nhân mà công bội là n” và từ đó hầu như tất cả các ngành nghề: du lịch, dịch vụ, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, các nơi vui chơi giải trí, những công ty kinh doanh sản xuất, trường học, chợ búa, .… ở mỗi quốc gia đều bị ảnh hưởng rất nặng nề… Trong tình cảnh như thế người ta mới “có thì giờ” nghĩ đến mà chạnh lòng, cảm thông và chia sẻ những khó khăn thách thức đối với những “chiến sĩ áo trắng”, những con người ngày đêm tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, những người ở tuyến đầu đánh chặn. Những “chiến sĩ áo trắng” âm thầm chịu đựng và chu toàn trách nhiệm thiêng liêng của mình. Cảm thông vai trò và nhiệm vụ của họ và rồi như được …“trợ duyên”, tôi được đọc cuốn nhật ký y tá thời Covid-19 của một chiến sĩ áo trắng mang tên Iris Lê. Tác giả viết tập truyện “Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái” (nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ – 2020) gồm 197 trang trong đó có 14 chương mà chương nào khi đọc qua cũng thấy …. thương cho chính nhân vật trong hoàn cảnh thực tế ấy. Là một “fan” bóng đá, tôi thường nghe các bình luận viên tường thuật những trận bóng “căng thẳng” giữa hai đội ngang tài ngang sức dùng từ “vỡ trận”; có nghĩa một trong hai đội bất ngờ để “lọt lưới”, rồi sau đó “xuống … tinh thần” và tiếp tục bị lọt lưới… Ở đây trong chương 1, chương đầu tiên, tác giả dùng ngay thuật ngữ vỡ trận để nói lên tình huống mình đang sống trong hạnh phúc, an bình với công việc chăm sóc bệnh nhân thường ngày ở bệnh viện cũng như cuộc sống gia đình thì …bỗng …  Rồi những chương tiếp theo, sau khi vỡ trận, như một đội bóng gồm những cầu thủ “mới vừa lên hạng”: đá thiếu tập trung … sau đó đội bóng được sự chỉ đạo, được chấn chỉnh và tập trung hơn nên từng cầu thủ “biết phải làm gì” sau cơn khủng hoảng và dần dần lấy lại sự cân bằng thế trận, thế chủ động; vì “bị vấp ngã mình phải tự biết đứng lên” thì sẽ lấy lại, sẽ phục hồi được sự cân bằng hiện hữu; ở đây, Mia đã nhận ra được chính mình đang có một sứ mệnh thiêng liêng là phải tồn tại và như vậy cô mới có cơ hội để làm được nhiều điều có ý nghĩa hơn; đó là việc giúp cho nhiều người khác giữ được sự sống của họ, trong khi cô phải sống xa mẹ già và đứa con gái Anna còn nhỏ dại…

Giờ đây khi viết những dòng chữ nầy và nhìn ra bên ngoài, nhìn ra thế giới, thôi … thì một cảnh ảm đạm, đau thương tột cùng do nhiểm bệnh, do chết chóc và do lo sợ vì luôn ở tình trạng “báo động bị lây nhiễm;…”, chính mỗi người đều phải cảnh giác, tự cách ly mình với … mọi người: Covid-19 đang “chu du và hoành hành” mọi nơi mà nó đến, rồi âm thầm… quay lại như luyến tiếc, nơi nó từng đến . Sự quay lại của nó càng dữ tợn hơn, ghê gớm hơn, càng khủng khiếp hơn như một trận đại hồng thuỷ… nó lan ra từ quốc gia nầy đến quốc gia khác với tốc độ mà những nhà toán học giỏi cũng chỉ  đoán … mò cho… vui. Có thể nói đây là một sự vỡ trận liên hoàn ở các nước Châu Á mới đây như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Cambodia,,…, đó là không kể dịch Covid ở các nước Mỹ, Brasil, Úc, Pháp, Nga, Anh, Ý, …Ôi ảm đạm!!!

Bi quan quá chăng? Có, nhưng không phải hoàn toàn, cái chính là phải biết tự mình đứng lên, phải cố tìm tia sáng phía trước dù tia sáng ấy chỉ le lói, cũng như (Mia) Iris Lê nhận biết: chỉ trong một thời gian ngắn, cô đã học được rất nhiều bài học về sự mất mát và tìm cách để sinh tồn, để không bị ngã xuống vực thẳm của nỗi đau. Và Iris Lê nhất định không bỏ cuộc và rồi sẽ tiếp tục hy vọng vì cô biết rằng: khi nào mất hết hy vọng thì mới là mất hết tất cả, nên mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Nhất định :Sau cơn mưa trời lại sáng”

Thay lời kết

Tôi đồng cảm nghỉ với nhà báo … nhà thơ Lê Minh Quốc (khi ông viết Tựa cho cuốn sách này):

– Với “có nỗi buồn gieo mầm nhân ái”, tôi linh cảm, Iris Lê sẽ còn đi xa nữa, nếu cô bền bỉ nhận lấy công việc viết lách như khí trời để thở, chứ không vì lý do gì khác. Nếu thế, từ đây, cộng đồng viết văn ở hải ngoại đã có thêm một tác giả mới, xứng đáng được gọi nhà văn.

                                             Tác giả: Nguyễn Văn Thi

Bài viết Có nỗi buồn gieo mầm nhân ái đã xuất hiện đầu tiên vào ngày CPHACO.



Bài viết gốc của CPHACO tại: CPHACO https://ift.tt/3v2yZPK

0 nhận xét:

Đăng nhận xét